Hôi miệng là tình trạng thường gặp phổ biến khiến bạn thiếu tự tin khi giao tiếp. Có nhiều cách để trị hôi miệng. Tuy nhiên, trị hôi miệng bằng nước muối là cách khá đơn giản, dễ thực hiện mà còn mang lại hiệu quả tuyệt vời. Bài viết dưới đây, Elaphe sẽ mách bạn cách trị hôi miệng bằng nước muối hữu hiệu, ngăn ngừa hơi thở có mùi khó chịu.
1. Hôi miệng do nguyên nhân nào?
Tình trạng hôi miệng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hơi thở có mùi khó chịu khi bạn gặp phải một số nguyên nhân sau:
1.1. Mảng bám trong khoang miệng
Sau khi ăn uống nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ hình thành những mảng bám lên vùng răng hoặc khoang miệng. Những mảng bám này là nơi trú ngụ và phát triển của những vi khuẩn gây mùi. Chúng giải phóng các chất có mùi khó chịu ra khoang miệng.
Mặt khác, những mảng bám từ thức ăn có thể gây mùi do sự phân hủy của thức ăn. Do đó nếu không được rửa trôi nhanh chóng, những mảng bám sẽ tạo ra hơi thở khó chịu.
1.2. Khô miệng TRỊ HÔI MIỆNG BẰNG NƯỚC MUỐI
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng mà thường chúng ta không để ý đến. Môi trường khoang miệng thiếu nước, nước bọt hạn chế tiết ra sẽ làm hơi thở có mùi. Bởi lẽ, nước bọt là yếu tố giúp rửa trôi, loại bỏ những mầm bệnh, vi khuẩn tồn đọng trong khoang miệng.
Đó là lý do thường sau khi ngủ dậy, hơi thở thường có mùi hôi do tuyến nước bọt giảm hoạt động trong khi ngủ. Tình trạng này còn xảy ra thường xuyên đối với những người mắc các bệnh viêm nhiễm liên quan đến tuyến nước bọt.
1.3. Sử dụng thức ăn, nước uống gây mùi
Một số loại thức ăn, đồ uống hay gia vị có chứa các chất gây mùi khó chịu. Có thể kể đến các loại thực phẩm như: hành, tỏi, sau khi ăn, quá trình tiêu hóa có thể giải phóng ra mùi trong khoang miệng khi giao tiếp. Đồ uống có cồn hay sữa, thực phẩm từ sữa sau khi dùng một thời gian bạn sẽ cảm nhận vị chua trong miệng và mùi hơi thở. TRỊ HÔI MIỆNG BẰNG NƯỚC MUỐI
Với những đồ uống như rượu, bia có chất cồn nên tăng bay hơi các chất trong vùng miệng, từ đó dẫn đến tình trạng khô miệng. Hút thuốc hay dùng các đồ uống này thường xuyên còn gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, ố vàng răng và có hại cho đường hô hấp.
1.4. Nhiễm trùng trong miệng hoặc các vấn đề về răng miệng
Một số bệnh răng miệng có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…Tình trạng viêm nhiễm dẫn đến tăng sinh và phát triển của các loại vi khuẩn gây viêm. Do đó gây ra mùi hôi khó chịu trong hơi thở.
2. Nước muối sinh lý trị hôi miệng được không?
Để chữa tình trạng hôi miệng, từ trước đến nay cũng có khá nhiều phương pháp được áp dụng. Sử dụng nước muối súc miệng là một cách hữu hiệu để xóa tan mùi hơi thở khó chịu. Nước muối với tác dụng rửa trôi phần lớn những vi khuẩn, mầm bệnh tồn đọng trong khoang miệng, ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển, giải phóng các chất gây mùi của chúng. Đồng thời nếu sử dụng nước muối sinh lý với nồng độ chuẩn 0.9%, sẽ tạo ra môi trường pH ổn định. Quá trình súc miệng giúp bổ sung nước cho khoang miệng, giảm tình trạng khô miệng dẫn đến hôi miệng. TRỊ HÔI MIỆNG BẰNG NƯỚC MUỐI
Việc dùng nước muối sinh lý súc miệng thay vì các loại nước muối tự pha, hay nước súc miệng khác sẽ đảm bảo an toàn cho vùng niêm mạc miệng, không xảy ra tình trạng kích ứng, loét, kích ứng nướu. Nước muối sinh lý có nồng độ tương đương các dịch trong cơ thể như: nước mắt, mồ hôi,… Vì thế, khi tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc, da thì đều an toàn, kể cả dùng cho trẻ em.
Nước muối sinh lý từ trước giờ thường được dùng nhiều cho nhỏ mắt, nhỏ mũi. Tuy nhiên, súc miệng với nước muối sinh lý còn giúp giảm nguy cơ cho những bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp, miệng, họng như: sâu răng, viêm nướu, lở loét miệng, lợi. Điều này đóng vai trò quan trọng giúp hơi thở bạn không thường xuyên có mùi khó chịu.
3. Cách trị hôi miệng bằng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý trị hôi miệng khá đơn giản và dễ dàng áp dụng. Duy trì thói quen súc miệng với nước muối sinh lý hàng ngày không chỉ giúp bạn giảm hơi thở có mùi mà còn giúp bạn chăm sóc răng miệng, họng tốt mỗi ngày.
Để đạt được hiệu quả tác dụng tối đa, bạn nên thực hiện súc miệng bằng nước muối sinh lý theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Đánh răng sạch sẽ vào sáng, tối hoặc sau các bữa ăn.
- Bước 2: Rót một lượng nước muối sinh lý vừa đủ vào cốc. Với mỗi lần súc, bạn không nên lấy quá nhiều hoặc quá ít nước muối. Nếu lượng nước muối ít quá thì sẽ không đủ để rửa trôi các mầm bệnh. Lấy nhiều quá sẽ gây khó khăn trong quá trình súc miệng.
- Bước 3: Ngậm nước muối súc miệng trong khoảng thời gian 30-45 giây, nếu ai có các vấn đề về răng miệng có thể ngậm trong thời gian lâu hơn.
- Bước 4: Đưa nước muối xuống vùng họng, khò họng và sau đấy nhổ ra.
Bạn có thể thực hiện súc 1-3 lần lặp lại như thế. Mỗi ngày nên duy trì súc miệng với nước muối 2-3 lần để cải thiện tình trạng hôi miệng.
4. Một số lưu ý khi trị hôi miệng bằng nước muối
- Với nước muối sinh lý, bạn có thể dùng nhiều lần trong ngày. Đặc biệt, nước muối sinh lý an toàn cho cả trẻ nhỏ.
- Sau khi súc miệng bằng nước muối, lưu ý không nên ăn, uống, ít nhất là 30 phút sau đó.
- Nên duy trì thói quen súc miệng hàng ngày, liên tục một thời gian dài để đạt được hiệu quả tác dụng tối đa
- Lựa chọn nước muối sinh lý súc miệng nên chọn những cơ sở, thương hiệu có uy tín, để tránh có những tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng.
Nước muối sinh lý Quốc Dân là một sự lựa chọn ưu tiên cho bạn. Sử dụng nước muối sinh lý Quốc Dân súc miệng – họng có hiệu quả cao giúp giảm hôi miệng, ngăn chặn những bệnh viêm nhiễm liên quan đến đường hô hấp, răng, miệng, họng. Qua bài viết trên, Elaphe đã mách bạn cách trị hôi miệng bằng nước muối sinh lý hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những phương pháp hay để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.