Cách sử dụng bộ dụng cụ rửa mũi

Mùa đông đến, nhu cầu mua các dụng cụ chăm sóc sức khỏe giúp phòng và điều trị các bệnh về hô hấp ngày càng tăng lên. Các bệnh về đường hô hấp thường do chúng ta hít thở không khí không sạch vào phổi bằng đường mũi. Bên cạnh những thiết bị thông dụng như: Máy khí dung thì có một dụng cụ rửa mũi được rất nhiều người quan tâm đó chính là chiếc bình rửa mũi.

Sử dụng bộ dụng cụ rửa mũi và dung dịch rửa mũi có thể giúp phòng ngừa và điều trị bệnh viêm xoang mũi (Đây là biến thể bệnh về mũi nặng nhất). Viêm xoang là căn bệnh rất khó chịu, triệu chứng thường gặp là chảy nước mũi, nghẹt mũi một bên hoặc có thể cả hai bên, đau nhức vùng đầu, vùng mặt, điếc mũi (ngửi không biết mùi). Bệnh thường gây mệt mỏi, làm giảm khả năng học tập và làm việc của người bệnh, thậm chí nếu để bệnh nặng, có thể dẫn đến một số biến chứng như: viêm phế quản mạn tính, viêm họng mạn, viêm dây thần kinh thị giác…

Vậy bình rửa mũi có tác dụng gì? cách rửa mũi bằng bình như thế nào? Hãy cùng Elaphe tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết ngắn này bạn nhé!

Hướng dẫn cách sử dụng bộ Dụng cụ rửa mũi

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh bác sĩ có thể chỉ định bạn nên dùng loại dung dịch nào để rửa mũi:

– Thuốc kháng sinh nếu là viêm xoang mũi do vi trùng.

– Steroid xịt mũi.

– Thuốc kháng Histamine.

– Thuốc giảm đau (nếu cần).

– Rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Sau đây là các bước dùng bình rửa mũi để vệ sinh mũi với nước muối sinh lý.

Bước 1: Vệ sinh dụng cụ rửa mũi và tay sạch sẽ

Trước khi bắt đầu thao tác rửa mũi, bạn cần rửa sạch tay với xà phòng vài phút để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Rửa sạch bình, đặc biệt là bình rửa mũi mới mua. Bạn cũng nên dùng nước vừa đun sôi dội vào dụng cụ rửa mũi để diệt khuẩn một lần nữa, việc này cũng giúp làm ấm bình và làm ấm dung dịch.

Bước 2: Chuẩn bị dung dịch rửa mũi

Để vệ sinh mũi, bạn có thể sử dụng dung dịch rửa mũi chuyên dụng hoặc dùng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%. Hầu hết các nhà thuốc tây và bệnh viện đều có bán loại dung dịch này. Ngoài ra, nếu muốn tiết kiệm bạn có thể tự pha chế nước muối tại nhà rất đơn giản bằng cách hòa tan 9g muối tinh khiết với 1 lít nước cất. Nguyên liệu muối phải đảm bảo sạch, không tạp chất, không nhiễm khuẩn, nước cất phải đạt chuẩn, dụng cụ pha chế phải đảm bảo sạch, quá trình thao tác cân đong phải chuẩn để nước muối đúng nồng độ, khu vực pha chế phải vô khuẩn,…

Elaphe khuyên bạn không nên tự pha chế nước muối sinh lý, vì chắc chắn bạn không thể đảm bảo được các yêu cầu mà chúng tôi đã nêu ra. Bạn nên mua dung dịch nước muối sinh lý ở các nhà thuốc hoặc bệnh viện và nhớ chọn những sản phẩm có thương hiệu uy tín.

Đổ dung dịch nước muối sinh lý vào bình rửa, không nên đổ đầy bình để tránh tạo áp lực quá lớn.

Bước 3: Thao tác rửa mũi

Chọn vị trí đứng ở trước bồn rửa mặt, nơi có gương treo tường để tiện quan sát việc rửa mũi. Nếu đã thành thạo thao tác rửa mũi, bạn có thể đứng bất kỳ đâu và dùng dụng cụ hứng dung dịch để dưới cằm là được.

bình rửa mũi kuti clean 200ml

 

1. Rửa mũi trái:

  • Cúi đầu và nghiêng 45 độ về phía bên phải, sau đó đặt đầu vòi của bình vào mũi trái, thực hiện thở bằng miệng và bóp bình để đẩy dung dịch nước muối vào mũi. Bạn không nên bóp quá mạnh, chỉ cần bóp nhẹ từ từ nhưng cần dứt khoát, không gián đoạn. Dòng nước muối sẽ di chuyển từ mũi trái và chảy sang bên mũi phải rồi ra ngoài, không hít vào khi đang rửa mũi để tránh bị sặc.
  • Bóp bình khoảng 2 – 3 lần và ngừng lại. Giữ khoảng 3 – 5 giây để lượng nước muối trong mũi chảy ra ngoài.
  • Dung dịch có thể chảy xuống họng, hãy khạc bỏ, không nên nuốt dung dịch, nhưng lỡ nuốt cũng không gây hại.

2. Rửa mũi phải:

  • Bạn thực hiện quy trình như làm với mũi trái nhưng đầu nghiên 45 độ về phái bên trái.

Bước 4: Loại bỏ dung dịch trong mũi

– Dùng ngón tay bịt một bên mũi, xì nhẹ để loại bỏ dung dịch trong mũi bên kia. Bạn không nên bịt chặt mũi để tránh áp lực lên màng nhĩ tai khi xì mũi.

– Nếu có thể, hãy hít nhẹ nhàng 1 đến 2 lần để dung dịch có thể vào sâu trong xoang mũi. Khạc bỏ khi dung dịch chảy xuống họng.

Bước 5:

Dùng khăn mềm thấm lau khô vùng mũi và vùng xung quanh, vệ sinh dụng cụ rửa mũi và để vào nơi khô thoáng.

Elaphe lưu ý cho người bị xoang mũi: DỤNG CỤ RỬA MŨI

– Đọc kỹ Hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu không hết triệu chứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

– Không nên rửa mũi trong các trường hợp: mũi bị nghẹt hoàn toàn, viêm tai, tai mất khả năng nghe. Nếu bạn mới phẫu thuật tai hoặc mũi xoang, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

– Hãy dừng rửa mũi nếu thấy căng tức ở tai hoặc cảm giác bỏng ở mũi, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ.

– Nên rửa mũi trước khi đi ngủ khoảng một tiếng đồng hồ để tránh dung dịch còn đọng lại chảy xuống họng gây khó chịu.

– Nếu bệnh nhân không thể đứng và cúi xuống để rửa thì không nên sử dụng.

– Không nên sử dụng cho bệnh nhân ốm nặng (Bệnh nhân không thể ra khỏi giường) hoặc bị khuyết tật thể chất, thiểu năng tinh thần.

– Luôn há miệng và chỉ thở bằng miệng trong lúc rửa để tránh bị sặc.

– Luôn luôn xì mũi loại bỏ dung dịch thật nhẹ nhàng để tránh bị kích ứng niêm mạc do lực xì quá mạnh. DỤNG CỤ RỬA MŨI.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button